Dismiss Notice
Đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện khả năng bản thân của bạn, GameBot nghĩ Khách có thể quản lý box của diễn đàn đấy, mạnh dạn lên xem nào :) Click ngay để tìm hiểu!

Hack tài nguyên thịt gỗ vàng trong đế chế AOE

Mở tài khoản chứng khoán VPS tại nhà

COO Phương Top: Các tuyển thủ LMHT Việt Nam nhận lương trung bình 30 triệu một tháng nhưng...

Thảo luận trong 'Liên minh huyền thoại - LOL' bắt đầu bởi GameBot, 3/5/22.

  1. GameBot

    GameBot Thượng đế II Vip Member

    Những góc khuất của eSports Việt Nam như vấn đề lương thưởng, trao đổi tình tiền được anh Phương Top (COO HEAVY) chia sẻ qua buổi phỏng vấn cùng GAME4V.

    eSports trong những năm gần đây nổi lên như một ngành nghề “hot” được các bạn trẻ lựa chọn cho con đường lập nghiệp. Hôm nay, quý độc giả hãy cùng GAME4V gặp gỡ anh Phương Top hiện đang là COO (Giám đốc vận hành) của tổ chức eSports HEAVY để hiểu hơn những góc khuất của eSport Việt Nam nhé! (một trong những tổ chức tân binh ấn tượng nhất của làng eSports Việt Nam trong thời gian gần đây).

    PV: Rất vui được gặp anh trong buổi phỏng vấn hôm này. Anh hãy giới thiệu về bản thân của anh với các đọc giả của GAME4V nào!

    Xin chào, Mình là Nguyễn Đồng Phương, thường được gọi với tên Phương Top.

    PV: Anh đến với eSports từ khi nào? Cơ duyên nào đã đưa anh đến với môn thể thao này?

    Mình chơi game và thi đấu giải dạng quán net, phong trào từ bé, nhưng nếu chính xác mà nói thì đến với eSports là từ bộ môn DotA. Trong một lần mình đang leo rank ladder ở DotA room 1, thì có một anh tên là Tam Mao rủ mình lên Skynet lập team chuyên nghiệp đánh giải, mình nhận lời và thế là hành trình bắt đầu.

    PV: Khi tiếp xúc với eSports anh có từng nghĩ nó sẽ trở thành “mỏ vàng” tiềm năng?

    Mình bắt đầu hoài nghi về việc thực sự những người làm game có thể kiếm được bao nhiêu tiền mà có thể tổ chức những giải đấu hoành tráng, số tiền thưởng lớn, nhưng tham gia thì lại miễn phí. Ngoài ra hồi đó mình cũng có khá nhiều thu nhập cho bản thân đến từ việc đánh các kèo độ ăn tiền, cày thuê nick cho người khác, dần dần mình thấy eSports không chỉ đơn giản là thi đấu…

    PV: Khoản tiền đầu tiên anh kiếm được từ eSports là bao nhiêu?

    Có lẽ nếu quy ra tiền thì nó không lớn ở thời điểm này, nhưng đó là vào năm 2010, khi mình có thắng 1 giải đấu DotA và được thưởng bộ chuột và bàn phím của Razer, trị giá cũng rơi vào tầm 5 triệu đồng, lúc đó thì có cho tiền cũng không dám mơ tới việc sở hữu những gaming gear như vậy vì nó quá đắt đỏ …


    Anh Phương Top thỏa mới vào nghề


    PV: Con số đó đến nay tầm bao nhiêu?

    Trên 20 tỷ!

    PV: Trong quá trình hoạt động eSports anh đã gặp những khó khăn nào? Góc khuất nào trong ngành làm anh chán nản muốn dừng lại?

    Thực ra khó khăn trong việc làm eSports thì rất nhiều, chủ yếu là khó khăn về tài chính, vận hành dòng tiền xoay vòng trong công ty… Mình cũng đã từng chán nản và muốn dừng lại, vì những vấn đề liên quan chủ yếu đến con người. Nói chung là khi người ta chưa có gì thì sẽ khác với lúc người ta có tiền và có quyền trong tay, họ sẽ không còn giữ những lời hứa và định hướng đưa ra từ đầu với mình nữa và thường sẽ đặt lợi ích cá nhân lên và nhẫn tâm với công ty.

    PV: Hoạt động lâu như vậy, anh nghĩ khi đến với eSports dù là trên phương diện vận động viên hay các vị trí khác thì mình phải đánh đổi điều gì?

    Mình nghĩ là với phương diện nào trong eSports, thì cái mà cần đánh đổi nhiều nhất là thời gian và các mối quan hệ. Các bạn VĐV thì với lịch tập luyện và thi đấu dày đặc, thường sẽ chỉ có thể dành thời gian nghỉ cho gia đình hoặc người yêu, sẽ ít hơn những cuộc gặp bạn bè, đi chơi cá nhân … Còn ở các vị trí lãnh đạo thì cũng vậy, để xây dựng một bộ máy hoàn chỉnh và tạo ra lợi nhuận thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và sức lực, nhiều khi nhìn lại mình chỉ còn thấy mỗi công ty và gia đình. Lúc gặp áp lực sẽ khó có thể giải bày và nói ra được cùng ai.


    Anh Phương Top và đồng nghiệp mới tại tổ chức eSports HEAVY


    PV: Theo anh, môi trường eSports hiện tại có phải là đất lành cho các tài năng phát triển không? Đặc biệt là trong 2 bộ môn Liên Quân và Liên Minh Huyền Thoại?

    Mình sẽ rất thẳng thắn nói rằng eSports hiện tại thì đã có một hệ sinh thái rất tốt cho các tài năng có thể tự do chơi – phát triển bản thân một cách tốt nhất, các bạn có thể tạo ra doanh thu từ rất sớm và có thể coi như đây là một nghề cho những bạn có đam mê và có tài năng từ sớm.

    Với bộ môn Liên Quân và Liên Minh Huyền Thoại thì là 2 môi trường chuyên nghiệp và khắc nghiệt, cần phải chuẩn bị cho mình một tư tưởng tốt và sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, vì đây là môi trường hà khắc trong tập luyện và sự thải loại sẽ là rất nhanh khi bạn dừng lại mà người khác vẫn đang lao lên.

    Tuy nhiên thì ở cả 2 bộ môn này, đang có sự lạm phát giá trị vận động viên, giá trị đầu tư so với giá trị thực tế đang không cân xứng, điều này khiến các đơn vị đầu tư mới, chưa có nhiều hiểu biết về eSports sẽ bị dè chừng và nếu không khắc phục được thì sớm sẽ chỉ thành ao làng, loanh quanh các gương mặt cũ chơi với nhau và sẽ không có sự phát triển về trình độ so với thế giới.

    PV: Theo anh thì giữa Showbiz và eSports thì ngành nào khắc nghiệt hơn? (VD: showbiz nhiều giả tạo, ít tình người, eSports thì sao?)

    Mình không biết gì quá nhiều về Showbiz, chỉ theo dõi và góc nhìn chủ quan thì rất khó nhận xét. Tuy nhiên xét trên góc nhìn của mình thì eSports sẽ có khắc nghiệt hơn, vì mức độ thải loại của eSports là rất nhanh và cường độ cao. Game thủ không chỉ tập luyện về chuyên môn và cũng cần phải có đầy đủ các kiến thức về phân tích game, hiểu về các thay đổi của meta game, cũng như thị trường game. Rất dễ thấy một ca sĩ sẽ chỉ có 1 tông giọng, 1 phong cách biểu diễn, 1 vài bài tủ, dù có giải nghệ nhưng chưa cần là 1 diva thì sau này vẫn sẽ có thể biểu diễn ở các phòng trà, hội chợ, dù cho thời thế có thay đổi như thế nào … Nhưng với eSports thì một người chơi bắt buộc phải chơi từ 2 đến 3 vị trí, thay đổi tướng theo meta thì cũng phải liên tục thích ứng, lối đánh và lối di chuyển thì thay đổi từng ngày, và nếu đến bờ vực của giải nghệ thì sẽ ngay lập tức bị lãng quên, ví dụ cơ bản : Sosoon, ThuocLao … chỉ có những người chơi từ thời điểm đó là còn có thể nhấc được về những huyền thoại này.


    Gaming house mới của team HEAVY nơi anh Phương Top làm việc


    PV: Anh có nghĩ trong 2 năm gần đây, đãi ngộ của các vận động viên tăng phi mã nhưng không tương xứng với giá trị thực của họ?

    Những đội tuyển trong nước bắt đầu có xu hướng tăng sự đãi ngộ của VĐV lên tuy nhiên chỉ để giải quyết một bài toán đó là giữ chân vận động viên lại để họ không bị lôi kéo và đưa sang một tổ chức khác, từ đó dẫn đến sự lạm phát của thị trường. Khi các vận động viên hoạt động theo lợi ích nhóm, thì công ty thường sẽ phải gồng lỗ rất nặng.

    Như mình đã nói ở trên, giá trị của các vận động viên eSports ở thời điểm này chưa tương xứng với đà tăng phi mã của đồng lương họ nhận được. Một ví dụ đơn giản là các vận động viên ở LQM hoặc LMHT, họ có thể tạo ra được hình ảnh cho cá nhân bản thân mình thông qua giải đấu hoặc các hoạt động bên lề của giải đấu, tuy nhiên họ không thực sự cố gắng để đạt được các mốc tiếp theo của sự nghiệp về mặt doanh thu mà thường sẽ chờ công ty mang về cho họ các hợp đồng booking, livestream … Điều này thực tế không hề tương xứng với thị trường hiện tại khi các nền tảng livestream hoặc các booking liên quan đến ngành hàng họ thực sự cần nhiều hơn là chỉ gói gọn ở nội dung giải đấu.

    Ví dụ đơn giản về các vận động viên thi đấu LMHT bây giờ, lương cơ bản tối thiểu của các bạn đang trung bình ở tầm đầu 3x triệu/tháng, tuy nhiên nếu để đầu tư một đội LMHT với chất lượng trung bình và với mức lương như thế này thì một đơn vị đầu tư sẽ tốn ít nhất là 400 triệu/tháng (bao gồm tiền thuê nhà, điện, ăn uống …) và sau 3 tháng của giải đấu là 1 tỷ 2 mặc dù chưa biết được tương lai thì các bạn có được giải gì hay không, có tiếp tục xin tăng lương hay không, có tạo ra được giá trị gì cho công ty hay không? Điều này vô tình kìm chân các nhà đầu tư mới, khiến cho không có sân chơi cho giới trẻ. Chung quy đây chỉ là cuộc chiến đốt tiền tranh giành người nếu như có một vài tài năng trẻ mới xuất hiện. Vòng quay cứ thế tiếp tục cho đến khi có nhà đầu tư hết vốn bật bãi khỏi thị trường. Rủi ro là rất cao cho ai muốn bước chân vào eSports, nhất là nhà đầu tư !


    Rất nhiều tiền được trả cho các vận động viên eSports nhưng giá trị mang lại chưa tương xứng


    PV: Nếu không thể trở thành vận động viên eSports, thì các bạn trẻ hiện nay có thể tham gia vào vị trí nào tiềm năng trong ngành?

    Có quá nhiều các nghề nghiệp trong eSports (HR, Designer, Marketing, Social, Editor, Producer … ) Các bạn trẻ ở các trường đại học không nhất thiết phải là người có tài năng thi đấu. Họ hoàn toàn có thể xuất phát từ việc thích chơi game, và đam mê chơi game cộng hưởng với những kiến thức họ có trên giảng đường, nhiêu đó là đủ để có thể có được những công việc với mức đãi ngộ hợp lý thậm chí cao ở các công ty eSports hiện tại.

    PV: Dạo gần đây xuất hiện những vụ phốt liên quan đến trao đổi “vốn tự có” để tiến thân trong nghề streamer nói riêng và eSports nói chung. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

    Theo mình chuỵện trao đổi tình tiền hay dùng vốn tự có để tiến thân nó không quá mới. Đặc biệt với lĩnh vực Esports vốn ít nữ, nên các bóng hồng sẽ được săm soi, để ý kỹ hơn. Tuy nhiên mình không nghĩ chuyện này chỉ đến từ một phía, bản thân các bạn nữ nếu nghiêm túc với nghề và rõ ràng trong hợp đồng sẽ không để câu chuyện đi xa đến vậy. Mình ví dụ: Bạn nữ đã có người yêu đến công ty A làm việc rồi bị gạ gẫm tham dự các buổi tiệc mờ ám. Bạn có thể từ chối ngay lập tức và nói em đã có người yêu, người yêu em sẽ ghen nếu đi khuya như vậy. Chưa kể hợp đồng làm việc của em cũng không có các điều khoản phải tham gia các buổi tiệc ngoài lề không minh bạch. Nếu bạn nữ phản ứng như vậy và nghỉ việc sớm thì sự việc sẽ không tiến xa. Bản thân mình từng chứng kiến nhiều bạn nữ đi lên bằng thực lực trong ngành streamer, như sau đó áp lực cơm áo gạo tiền đã khiến các bạn không giữ được cái thần thái của mình như ngày đầu, các bạn bắt đầu lệch hướng để rồi rơi vào vòng xoáy tình tiền. Tất nhiên cũng có những bạn kiên trì đến cùng rồi thành công.

    Tóm lại mình chỉ muốn nhấn gửi, nếu từ đầu các bạn nữ nghiêm túc với công việc, minh bạch trong hợp đồng vấn đề sẽ ít đi.


    Rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp các streamer nữ hạn chế rắc rối xảy ra


    PV: Nếu được chọn lại anh có dấn thân vào ngành này không?

    Hiện tại mình đã quay trở lại eSports trong vai trò COO (giám đốc vận hành) của HEAVY, trong tương lai sẽ phát triển eSports theo hướng tích cực và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng cũng như những người tham gia vào thị trường này

    Xin cảm ơn anh về những chia sẻ quý giá cho độc giả Game4V, thay mặt ban biên tập chúc anh cùng team HEAVY sẽ tiến gặt hái được nhiều thành công trong mùa giải mới!

    Nếu bạn muốn chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm thú vị khi chơi game, đừng ngại click ngay vào link sau đây! (Danh tính của bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật).

    Xem thêm: LMHT: Boy one champ thu nhập trăm triệu tâm sự về góc khuất của nghề streamer

    #gạ tình #game thủ #league of legends #Liên minh huyền thoại #Liên Quân Mobile #LMHT #lqmb #nữ streamer #thu nhập 30 triệu/tháng #Tình tiền #tuyển thủ
    Nguồn Game4v
     

Chia sẻ trang này