Dismiss Notice
Đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện khả năng bản thân của bạn, GameBot nghĩ Khách có thể quản lý box của diễn đàn đấy, mạnh dạn lên xem nào :) Click ngay để tìm hiểu!

Hack tài nguyên thịt gỗ vàng trong đế chế AOE

Mở tài khoản chứng khoán VPS tại nhà

10 tựa game dở tới nỗi suýt giết chết cả một series huyền thoại

Thảo luận trong 'Liên minh huyền thoại - LOL' bắt đầu bởi GameBot, 26/9/17.

  1. GameBot

    GameBot Thượng đế II Vip Member

    Dưới đây là 10 tựa game đã khiến cả một series game kinh điển của nó suýt chết với điểm đánh giá tồi tệ, thất bại về doanh thu và kéo theo cả một quãng thời gian tồi tệ với những hậu bản “vật vã” để vượt qua cái bóng tăm tối mà phiên bản “định mệnh” đó đã phủ lên cả series.

    1/ Tomb Raider: Angel of Darkness (2003)

    [​IMG]

    Thiên thần Bóng tối – Angel of Darkness không chỉ “tuyệt vời” đến mức suýt giết chết cả một series game đầy yêu dấu mà còn… giết hẳn luôn cả đấng sinh thành của nó, nhà phát triển Core Design. Sau Angel of Darkness, series Tomb Raider mất tới gần ba năm “ngồi chơi xơi nước”, thay đổi hàng loạt nhà phát triển để đưa series huyền thoại này trở lại được chánh đạo.

    Vấn đề của Angel of Darkness cũng không phải vấn đề gì quá lạ với các tựa game hành động 3D thời kì mới nở rộ nền tảng game 3D lúc đó: Điều khiển tồi, camera quay cuồng và quá sa đà vào chăm chút đồ họa 3D mà bỏ quên lối chơi… đại khái là rất nhiều, chủ yếu xoay quanh việc chạy đua quá đà theo xu hướng đồ họa 3D mới nổi lúc đó.

    Mà lỗi lầm cũng không hoàn toàn nằm ở Core Design, sau này thời gian trôi qua sự thật mới hé lộ rằng hãng phát triển Eidos đã thúc ép nhà phát triển phải phát hành game ra quá sớm. Bởi vậy nên mọi khía cạnh trong game đều lộ rõ ra vẻ vội vã, qua loa và thiếu chăm chút. Nhưng ít nhất thì sau Angel of Darkness, series Tomb Raider còn vực dậy được cho tới thành công của phiên bản Reboot ngày nay. Nhiều series đình đám trong danh sách dưới đây còn không được may mắn như vậy kia.

    2/ Command & Conquer 4: Tiberian Twilight (2010)

    [​IMG]

    Đây từng là một tỏng những series game RTS khủng nhất của dòng game này, đàng hoàng sánh vai, cạnh tranh ngang ngửa với những StarCraft và Warcraft. C&C thực sự là dòng game định mệnh đã đẩy thể loại game Chiến thuật Thời gian thực – Real Time Strategy lên phía trước và đã định nghĩa lại thể loại RTS vào thập niên 90. Dẫu sao thì khả năng định nghĩa lại cả một thể loại game mà những phiên bản đầu tiên liên tục thể hiện cũng không thể được tiếp nối bởi những thế hệ game sau đó. Nhưng ít ra những hậu bản sau này, dù không thuộc hàng cực phẩm như những phiên bản đầu thì chơi vẫn hay, vẫn vui với cốt truyện thú vị và gameplay được chau chuốt dù không quá đột phá.

    Và rồi Tiberian Twilight ra đời.

    Gần như quên lãng tất cả những gì mà fan của dòng game này yêu thích, Tiberian Twilight mang đến một phần chơi đơn đáng quên với cốt truyện dở tệ, loại bỏ đi những yếu tố gameplay cơ bản nhất mang đến sự thú vị cho series game và qua đó “kết liễu” cả một series game huyền thoại với truyền thống lâu năm chỉ trong một nốt nhạc.

    Kể từ sự ra đời của Tiberian Twilight, series Command & Conquer đầy vinh quang ngày nào chỉ ra mắt duy nhất có một phiên bản online thể loại MMO chơi miễn phí trên… trình duyệt web.

    Thật là một cú sa chân đáng nhớ.

    3/ Bionic Commando (2009)

    [​IMG]

    Vậy là cái cánh tay máy của tôi thực chất là… vợ tôi sao? Bionic Commander mang đến thứ nội dung “bước ngoặt” lố bịch nhất trong lịch sử thế giới game. Dù thực sự thì game cũng không hẳn là tồi nhưng nó cũng chẳng hay ho gì cho cam và điều khiến nó trở thành “xô nước” hắt vào mặt fan chính là quả bước ngoặt cốt truyện nói trên.

    Nhưng kể ra cũng may mắn, tựa game gắn liền với tuổi thơ nhiều người đã không bị giết chết hẳn bởi Bionic Commander. Hai phiên abrn kĩ thuật số Bionic Commando: Rearmed theo sau đso đã giúp cho series này có thể sống tiếp, có điều là tương lai một phiên bản Bionic Commando với đồ họa full 3D giờ đã trở nên hết xa vời nhờ công lao của bản Bionic Commando năm 2009 đó.

    4/ Prince of Persia 3D (1999)

    [​IMG]

    Sự thật là tựa game nào gắn vào tên game cái chữ 3D đều thường rất… dở tệ; Prince of Persia là một ví dụ tiêu biểu của việc đó.

    Trước khi bộ ba phần game Sands of Time ra đời tái định hình lại series Prince of Persia, đã có một phiên bản tiền nhiệm cố gắng mang series đến với kỉ nguyên 3D của thời đại. Và một lẽ dĩ nhiên, khi tựa game đó đã xuất hiện trong danh sách này thì mọi người có thể hiểu là nỗ lực cố gắng đó… thất bại thảm hại đến mức nào rồi.

    Nhiễm đúng cái “bệnh” ve vuốt quá đà vào đồ họa 3D khiến Prince of Persia bỏ quên đi những yếu tố gameplay tối quan trọng của mình. Hệ quả là một hệ thống camera đầy lỗi, cơ chế điều khiển tồi cùng một loạt các hạt sạn khác khiến cho tựa game này trở thành một nỗi thất vọng lớn lao trong cả một series game thành công tột bậc. Đồng thời khiến series đang lên này phải chịu một khoảng thời gian đóng băng đúng vào thời kì đỉnh cao của nó.

    5/ Duke Nukem Forever (2011)

    [​IMG]

    Được hứa hẹn sẽ là một tựa game nổi tiếng suốt từ thập niên 1990 rồi, nhưng thời gian trôi đi, Duke Nukem Forever dần dần biến thành một trò đùa thâm căn cố đế của thế giới game. Về một tựa game được định mệnh xác định sẽ là một tựa game đỉnh nhưng sẽ mãi mãi không bao giờ ra mắt. Một cái tên quá hợp với cái tiêu đề Forever – Mãi mãi của nó.

    Thế nhưng may mắn thay cho Duke Nukem khi cứu tinh của nó xuất hiện, hãng phát triển Gearbox Software, hãng phát triển danh tiếng đứng sau thành công của series Borderlands. Tiếc thay, may mắn chẳng được tày gang khi Gearbox Software nỗ lực bất thành trong việc đưa Duke Nukem trở lại thời kì đỉnh cao của nó. Cảm giác gameplay của Duke Nukem Forever vô cùng chây ì, những màn hài hước bẩn bựa đặc trưng của Duke Nukem thì lại… chẳng hài hước tẹo nào, còn Duke thì mang đến cảm giác như anh chỉ đang cố gắng bất thành tìm lại ánh hào quang xưa vậy.

    Nỗ lực mang đến cái “chất” của cả game bắn súng FPS hiện đại và cổ điển cuối cùng đã khiến Duke Nukem Forever thất bại trong cả hai khía cạnh trên.

    Hiện tại cũng đang có tin đồn râm ran về một hậu bản của Duke Nukem Forever nhằm tái sinh series này như cái cách Bethesda Softwork đã làm với Wolfenstein: The New Order.

    6/ Bomberman: Act Zero (2006)

    [​IMG]

    Các bạn chắc hẳn vẫn còn nhớ đến Boom Online từng một thời gây sốt tại Việt Nam chứ? Bomberman chính là tựa game tạo cảm hứng và là xương sống cho sự ra đời của Boom với lối chơi “đặt bom” đầy đặc trưng của nó. Dù có lối chơi cũng như tiêu đề sặc mùi “khủng bố”, thế nhưng thực ra Bomberman lại là một tựa game rất đỗi dễ thương với lối thiết kế nhân vật theo kiểu Chibi vuông tròn kute, và nền đồ họa hoạt hình bắt mắt. Bomberman từng là một trong những trò chơi mang tính biểu tượng của hệ máy SNES, NES năm nào cùng kha khá hậu bản thú vị vô cùng sau này.

    Ít nhất là cho tới Act Zero, tựa game đột ngột xoay biến tựa game dễ thương này thành một tác phẩm đen tối, u ám theo kiểu viễn tưởng có tông màu ma quái, xám xịt đầy ghê rợn khiến fan của series đều phải thấy phát gớm đến nỗi không mấy ai dám mua tựa game này.

    7/ Alone in the Dark: Illumination (2015)

    [​IMG]

    Một thời từng là một trong những cái tên hàng đầu của thể loại game kinh dị, và có thể coi là cha đẻ của thể loại game Kinh dị sinh tồn cho Resident Evil dõi theo sau này. Nhưng trớ trêu thay, sau khi ra đời, Resident Evil trở nên ngày càng hay thì Alone in the Dark lại trở nên… ngày càng dở với những tựa game tỏ rõ sự thiếu đầu tư ngay từ giai đoạn phát triển.

    Và khi Alone in the Dark: Illumination được công bố, các fan lâu năm của tựa game kinh dị sống còn này đều hi vọng rằng đây sẽ là cú hích cần thiết để đưa tượng đài này trở lại với hào quang xưa của mình.

    Thế nhưng không phải vậy, dù không phải là một sản phẩm tồi tệ thiếu đầu tư, nhưng với gameplay co-op đậm tính hành động xa rời cái gốc kinh dị sống còn của nó. Cộng với một nhà phát triển vô danh, thiếu kinh nghiệm khiến Illumination mang lại cảm giác như một nỗ lực tuyệt vọng để vắt nốt ít tiền lời từ chút danh tiếng ít ỏi còn sót lại bởi tượng đài này vậy.

    8/ Sonic Boom: Rise of Lyric/Shattered Crystal (2014)

    [​IMG]

    Suốt bao thập kỉ vừa qua, có lẽ chú cáo xanh Sonic đã sống sót “nhiều hơn cả mong đợi” từ những phiên bản tồi tệ mà nó phải chịu đựng rồi. Với hai phiên bản “đáng nhớ” nhất có thể kể đến Sonic The Hedgehog và Sonic Boom. Nhưng để mà chọn thì có lẽ Sonic Boom là tựa game tệ hơn cả, không chỉ bị chỉ trích thậm tệ như nhiều tựa game Sonic từ trước đó, mà ngay cả các fan trung thành của Nhím xanh Sonic đến lúc này cũng quay lưng lại với cậu cũng bởi sự thất bại của phiên abnr này.

    Ngay cả Sonic 06 bị đánh giá thấp, chê bai nhiều thì cũng bán được 2 triệu bản, ấy vậy mà cả hai bản Sonic Boom cộng lại cũng chưa được nổi nửa triệu bản doanh thu bán ra.

    Thật may là với bản Sonic Mania vừa ra mắt, các fan hâm mộ có thể tạm thở phào chứ không biết tình cảnh sống “lay lắt” này của Nhím xanh Sonic còn kéo dài đến bao giờ nữa.

    9/ Medal of Honor: Warfighter (2012)

    [​IMG]

    Một thời từng là tượng đài lừng lẫy của thế giới game nói chung và thể loại game bắn súng FPS nói riêng vào thập niên 1990, đầu thập niên 2000. Nhưng rồi sau khi bộ đôi nhà phát triển Vince Zampella và Jason West ra đi đề đầu quân cho Activision, làm ra huyền thoại mới: Call of Duty. Thì Medal of Honor bắt đầu tuyệt dốc không phanh cả về chất lượng và doanh thu cho tới năm 2010 khi một phiên bản Reboot đầy chất lượng ra mắt mang lại không khí lạc quan từ lâu đã biến mất cho series game bắn súng mang tính lịch sử này.

    Thế mà rồi chỉ ngay phiên bản sau đó, Medal of Honor lại một lần nữa bị ném xuống hố sâu của sự tuyệt vọng. Medal of Honor: Warfighter được làm ra như một nồi lẩu thập cẩm thiếu bản sắc, thiếu sự đầu tư, tập hợp những gì đáng chú ý nhất của những tựa game bắn súng FPS đương thời mà không có lấy nổi một ý tưởng gốc ra hồn nào cả. Khiến cho sự ra mắt của Warfighter trở nên quá đỗi nhạt nhòa trong mắt người chơi.

    5 năm đã trôi qua kể từ phiên bản “trời đánh thánh vật” đó mà Medal of Honor vẫn chưa ra nổi một phiên bản nào tiếp theo, bất chấp game FPS đang là một xu thế hot của thế giới game hiện nay.

    10/ Silent Hill: Book of Memories (2012)

    [​IMG]

    Silent Hill, một cái tên đã thuộc hàng kì cựu của thế giới game kinh dị vì lối chơi kinh dị sinh tồn cuốn hút cộng với cái thế giới song song tuyệt vời, cốt truyện sâu lắng àm nó đã xây dựng nên xoay quanh cái thị trấn mù sương nọ. Hầu hết mọi tựa game Silent Hill đều có chất lượng rất cao và không có phiên bản nào là qua loa, thiếu đầu tư cả.

    Ít nhất là cho tới phiên bản gần nhất mà nó ra mắt, Silent Hill: Book of Memories trên hệ máy PS Vita vào năm 2012.

    Thật đáng ngạc nhiên rằng một tựa game kinh dị sinh tồn hàng đầu giờ lại có thể trở thành một tựa game… chặt chém Hack-n-Slash với các yếu tố nhập vai trong đó. Cứ như thể đây là một tựa game hoàn toàn khác khoác lên mình cái mác Silent Hill với một đội ngũ phát triển chưa từng biến đến thế nào là Silent Hill vậy.

    Đã 5 năm kể từ ngày Book of Memories ra mắt nhưng đến giờ vẫn chưa có phiên bản nào kế nhiệm bất chấp Silent Hill là một cái tên “Khủng” của Konami. Và rồi khi phiên bản Silent Hill mới đây được Hideo Kojima phát triển tạo nên cơn sốt trên mạng thì Konami lại quay sang hắt hủi và gạt bỏ nhà làm game huyền thoại, Hideo Kojima, dẫn tới việc phiên bản đình đám đó cũng bị trì hoãn vô thời hạn luôn.

    Nếu các bạn biết đến một tựa game nào dù thuộc series khủng nhưng lại fail nặng thì hãy chia sẻ với Game4V ở phần comment nhé.
    Nguồn Game4v
     

Chia sẻ trang này